[Review] tính năng mới trong bản cập nhật Power BI tháng 07/2020
Chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng thảo luận các tính năng mới ra mắt trong bản cập nhật Power BI tháng 7 này.
Phần Reporting:
Gradient legend: phiên bản mới này cho phép các bạn thể hiện phần chú thích theo một dải màu sắc tương ứng với các column trong chart. Cập nhật này giúp cho người xem báo cáo dễ xem & hình dung rõ hơn về ý nghĩa của các màu sắc được thể hiện
Bạn chỉ cần thiết lập tính năng Conditional formating theo 1 rule mong muốn, sau đó enable Legend là xong.
Lưu ý là bạn không thể áp dụng được tính năng trên nếu đưa thêm trường thông tin vào field legend, lúc này màu sắc sẽ hiển thị theo legend chứ không theo dải màu của column nữa vì đơn giản là legend cũng có màu sắc định dạng riêng. Hiện tại, tính năng này đã được áp dụng trên các loại chart sau:
- Stacked bar chart
- Stacked column chart
- Clustered bar chart
- Clustered column chart
- 100% stacked bar chart
- 100% stacked column chart
- Scatter chart
Ability to further customize slicer header text: nếu bạn còn nhớ thì slicer đã được bổ sung thêm tính năng hierachy từ bản cập nhật tháng trước. Tháng này chúng ta có thêm tính năng tùy chỉnh thông tin Title text.
Việc hiển thị như trên sẽ không tối ưu về mặt hiển thị, đặc biệt khi bạn có cây hierachy nhiều cấp, với bản cập nhật mới này thì chúng ta đã có thể thay đổi thông tin theo mong muốn.
Relative time filter is now generally available: tính năng rất hay mà dataMAKER đã từng đề cập trong bản cập nhật tháng 4 năm nay đã chính thức ra mắt:
Phần Analytics:
Enhancements to Q&A: tháng này Power BI bổ sung cho tính năng này thêm một số nâng cấp sau:
Field synonyms: phần này cho phép bạn quản lý tất cả những thiết lập về các từ đồng nghĩa hay cụ thể hơn là cụm từ gợi ý.
Đầu tiên, phải nói đến thiết lập mang hơi hướng secure một chút đó là cho phép tùy chỉnh bật/tắt các bảng thông tin được phép truy vấn thông qua Q&A này, như vậy sẽ hạn chế đáng kể các truy vấn không cần thiết. Thứ 2 là cho phép các bạn tùy biến thêm các từ đồng nghĩa phục vụ cho việc thực hiện các câu truy vấn thông qua Q&A.
Visual renames as suggested synonyms: nói một cách đơn giản thì tính năng này sẽ tự động cập nhật luôn các từ đồng nghĩa mà bạn có thực hiện thay đổi trực tiếp trên các chart. VD: tên trục tung, trục hoành,..
Orange underlines for ambiguous terms: nếu ai đã dùng Q&A thì đều biết các phần gạch xanh thể hiện thông tin được xác định rõ ràng; màu đỏ thể hiện thông tin không được xác định, cần được bổ sung lại hoặc ‘train’ lại ngữ nghĩa; vậy còn màu vàng? Phần này cho biết tính năng Q&A đang chưa xác định được thông tin cụ thể vì có nhiều trường thông tin tương tự.
Một ví dụ về một thuật ngữ mơ hồ có thể là khi có hai ngày trong một bảng: ngày mua hàng và ’ngày giao hàng. Khi hỏi Q&A một câu hỏi liên quan đến năm ngoái, có thể không rõ liệu bạn có nghĩa là năm cuối cùng để mua hoặc ngày giao hàng. Phần gạch chân mới giúp phân biệt sự mơ hồ này để bạn có thể điều chỉnh câu hỏi của mình nếu cần.
Updates to Q&A pop-out: phần này đơn giản là khi bạn tạo các button Q&A thì các button này cũng thừa hưởng luôn các thiết lập mà bạn đã thực hiện ở trên.
Phần Visualizations:
Azure Maps visual (preview): chart mới này cho chúng ta thêm 1 trải nghiệm về chart dạng map. Cơ bản thì cũng giống như các chart về map, tuy nhiên ở đây chúng ta có thêm nhiều tùy chọn thiết lập hơn. Cụ thể:
Bubble layer: Các lớp bong bóng là một cách tuyệt vời để thể hiện dữ liệu vị trí dưới dạng các vòng tròn được chia tỷ lệ trên bản đồ. Các bạn có thể sử dụng phương pháp chia tỷ lệ tuyến tính hoặc tùy chỉnh logic chia tỷ lệ bằng cách sử dụng đường cong logarit hoặc hình khối-Bezier. Ngoài ra, các bạn có thể chuyển một giá trị vào trường chú thích và tự động tô màu cho các vòng tròn, phác thảo các vòng tròn bằng một màu duy nhất hoặc cho phép tùy chọn phác thảo độ tương phản cao có biến thể tương phản cao của màu tô được gán cho vòng tròn để giúp đảm bảo các vòng tròn được hiển thị rõ ràng cho dù bản đồ được đặt theo phong cách nào. Cho phép người dùng dễ dàng hình dung hai số liệu cho từng vị trí trên bản đồ, tỷ lệ và danh mục.
Ví dụ, hình ảnh sau đây cho thấy các địa điểm tai nạn xe đạp ở Bắc Carolina. Màu sắc cho biết giới hạn tốc độ của con đường xảy ra tai nạn và kích thước dựa trên số lượng cá nhân liên quan đến vụ tai nạn.
3D bar chart layer:
Biểu đồ thanh 3D rất hữu ích để đưa dữ liệu sang chiều tiếp theo bằng cách cho phép trực quan hóa dữ liệu vị trí dưới dạng thanh hoặc hình trụ 3D trên bản đồ. Các bạn có thể nghiêng và xoay bản đồ bằng cách giữ nút chuột phải và kéo hoặc sử dụng một trong các điều khiển điều hướng để xem dữ liệu của bạn từ các góc độ khác nhau.
Giống như lớp bong bóng, lớp biểu đồ thanh có thể dễ dàng hình dung hai số liệu cùng một lúc bằng cách sử dụng màu sắc và chiều cao tương đối. Bản đồ sau đây hiển thị các vị trí cửa hàng có chiều cao thanh biểu thị doanh thu được tạo từ mỗi vị trí, được tô màu theo vùng bán hàng.
Reference layer: hiện tại Power BI cho phép một tập dữ liệu duy nhất được kết nối với một visual. Tuy nhiên, khi làm việc với bản đồ, chúng ta thường mong muốn có thể chồng các lớp dữ liệu bổ sung để thêm bối cảnh vào báo cáo. Với tính năng này, file GeoJSON chứa dữ liệu vị trí tùy chỉnh có thể được tải lên và phủ lên trên bản đồ. Các thuộc tính trong file GeoJSON có thể được sử dụng để tùy chỉnh kiểu của các hình dạng.
Ví dụ: hình ảnh bản đồ sau đây thêm file GeoJSON về ranh giới đường điều tra dân số được tô màu theo dân số bên dưới một lớp địa chỉ được tô màu theo giá trị bất động sản. Do đó, cung cấp cái nhìn sâu sắc về mật độ dân số có liên quan đến giá trị tài sản.
Custom tile layer: Các lớp xếp cho phép bạn xếp chồng hình ảnh lên trên các ô bản đồ cơ sở Azure Maps.
Bản đồ sau đây hiển thị lớp bong bóng dữ liệu bán hàng của cửa hàng bán kính râm bên trên lớp gạch hiển thị radar thời tiết hiện tại từ Bản đồ Azure. Trong trường hợp này, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng việc bán kính râm ít xảy ra hơn khi trời mưa.
Real-time traffic overlay: Lớp phủ dữ liệu luồng lưu lượng thời gian thực để xem tắc nghẽn giao thông liên quan đến dữ liệu của bạn như thế nào.
Story Telling in Power BI: đây là một chart khá thú vị giúp bạn thêm chú thích tại các điểm dữ liệu với ngữ cảnh để nâng cao trải nghiệm trình bày của bạn và hướng sự chú ý của người xem đến các khu vực quan trọng. Chú thích giúp truyền đạt một ý tưởng một cách hiệu quả bằng cách thu hút sự chú ý đến các khu vực được đánh dấu bằng các biểu tượng và mũi tên màu khác nhau.
Một số cập nhật từ chart Multi-Axis:
Phần Modeling:
Support for Excel financial functions: theo yêu cầu của cộng đồng các chuyên gia tài chính, Power BI đã cập nhật thêm 49 hàm DAX chuyên mảng tài chính để giúp người dùng khai thác tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thêm bộ hàm này tại đây.
Phần Template app thì tuần này chúng ta có thêm Youtube Analytics của hãng MAQ software.
Ngoài ra, chúng ta có thêm phần external tool với 3 tool phổ biến nhất hiện nay:
- ALM Toolkit
- DAX Studio
- Tabular Editor
Phần này vẫn đang được thử nghiệm, dataMAKER sẽ có bài hướng dẫn chi tiết hơn ở bài sau.
Have fun,