Hướng dẫn cách dùng Conditional Formatting trong trong bảng hoặc matrix trong Power BI Desktop (Phần 1)
Đối với những bạn thường hay sử dụng công cụ Microsoft Excel trong công việc thì có lẽ tính năng Conditonal Formatting đã khá quen thuộc. Tính năng này giúp bạn có thể chỉ định màu ô, mức độ tăng giảm màu của ô theo giá trị hoặc sử dụng các icon để thể hiện giá trị của số liệu. Và thật tuyệt vời khi Power BI Desktop cũng được tích hợp tính năng này trong việc phân tích số liệu dạng bảng. Có 4 loại Conditional Formatting chính trong Power BI Desktop là:
- Thay đổi màu nền (Background color)
- Thay đổi màu phông chữ (Font Color)
- Thêm thanh dữ liệu có màu (Data Bars)
- Thêm biểu tượng (Icon)
Trong bài viết hôm nay dataMAKER sẽ hướng dẫn các bạn 2 loại Conditional Formatting đầu tiên đó là Background Color và Font Color qua ví dụ cụ thể bên dưới:
dataMAKER có bảng số liệu thể hiện Tổng Doanh thu bán hàng cho từng Quốc gia như hình 1 bên dưới:
Để tạo Conditional Formatting cho cột Total Sales đầu tiên bạn có thể nhấp vào mũi tên xuống bên cạnh tên trường trong vùng giá trị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm hoặc thay đổi Conditional Formatting bằng cách chuyển đến tab Format Sau đó kéo đến phần mở rộng thuộc tính Conditional Formatting. Trong thuộc tính Conditional Formatting bạn có thể chọn trường và sau đó chọn kiểu định dạng sẽ được áp dụng chẳng hạn như màu nền, màu phông chữ, biểu tượng (hình 3)
1. Định dạng có điều kiện bằng Background Color
Các bạn hãy cùng dataMAKER thực hiện thay đổi màu nền cho giá trị cột TotalSales qua các thao tác sau:
Chọn mũi tên ở bên phải cột TotalSales->Conditional Formatting -> Background Color (hình 2) Khi mở định dạng Background Color hộp thoại ở phía bên trái thể hiện 3 phương pháp mà các quy tắc định dạng có thể áp dụng: 1.Color Scale 2. Rules 3. Filed Values
- Color Scale
Chọn tùy chọn Deverging cung cấp tùy chọn màu thứ 3 cho trung tâm hoặc tập hợp giá trị giữa.
Thiết lập các giá trị tối thiểu, tối đa mà bạn muốn định dạng và nhấn chọn OK. Kết quả ta nhận được sau khi thiêt lập giá trị và màu giá trị cần định dạng
- Rules
Bây giờ chúng ta sử dụng tùy chọn theo Background theo dạng 2, dựa trên quy tắc. Trong khi tùy chọn thang màu cho phép bạn nhanh chóng tạo một tập hợp định dạng màu, định dạng dựa trên quy tắc cho phép bạn tùy chỉnh định dạng màu ở mức độ chi tiết hơn bằng cách đặt điều kiện.
Thiết lập điều kiện từ 0 đến 2,000,000 sẽ nhận được nền màu đỏ, 2,000,000 đến 5,000,000 nhận nền vàng và lớn hơn 5,000,000 nhận nền xanh. Sau khi thiết lập xong các điều kiện chọn Ok và kết quả chúng ta thu được như hình 7 bên dưới
- Field Values
Trong hợp thoại Background Color thiết lập định dạng để sử dụng Field Values. Chọn một cột giá trị để làm cơ sở cho màu nền, thiết lập màu tương tự như Color scales và rules
2. Định dạng có điều kiện bằng Font Color
Cũng tương tự như Conditional Formatting bằng Background color, để định dạng có điều kiện bằng Font Color ta thực hiện như sau: Chọn mũi tên ở bên phải cột TotalSales -> Conditional Formatting -> Font Color
Hộp thoại Font Color được mở ra, thiết lập các giá trị màu nền mà bạn trả về. Kết quả chúng ta nhận được như hình bên dưới.
Như vậy, dataMAKER đã hướng dẫn các bạn 2 dạng Conditional Formatting đầu tiên, mong rằng nó sẽ giúp ích các bạn trong việc. Các bạn nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo của dataMAKER để cùng tìm hiểu về 2 dạng Conditional Formatting cuối cùng nhé!
Pingback:Hướng dẫn cách dùng Conditional Formatting trong trong bảng hoặc matrix trong Power BI Desktop (Phần 2) – Power BI Vietnam Community