Tạo quan hệ ràng buộc cơ sở dữ liệu
Khi làm việc với nhiều bảng dữ liệu trên Power BI, công việc thiết kế các mối liên kết (Relationships) giữa các bảng rất quan trọng trong việc xây dựng các data model. Thiết kế sai các trường thông tin trên bảng dữ liệu sẽ dẫn đến hệ quả các báo cáo sai số liệu, hoặc là không thể hiện được số liệu mà bạn cần. Hãy tưởng tượng việc xây dựng các mối liên kết này như việc bạn xây hệ thống mạch nước dẫn đến các cánh đồng, nếu không phân tích kỹ chiều dòng chảy, phân luồng mạch nước đến đúng khu vực cần thì kết quả của việc thu hoạch – ở đây có thể hiểu là dữ liệu – sẽ không như bạn mong đợi.
Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo liên kết ràng buộc giữa 2 bảng dữ liệu cũng như tìm hiểu qua các dạng thể hiện tính chất ràng buộc của liên kết:
Sau khi import dữ liệu vào Power BI, bạn hãy xem chúng đã được tạo liên kết ràng buộc hay chưa, bạn click chọn biểu tượng Relationships như hình. Tại đây tôi có bảng Sale và Sản phẩm, tôi vào Relationships để kiểm tra quan hệ ràng buộc giữa 2 bảng đã có hay chưa, và như các bạn thấy từ hình trên, bảng Sản phẩm và Sale độc lập, không có mối quan hệ ràng buộc nào cả. Bây giờ chúng ta sẽ tạo quan hệ ràng buộc cho 2 bảng trên.
Bạn vào Home chọn Manage Relationships.
Chọn New… để tiến hành tạo mới một relationships
Ở dữ liệu này của tôi thì 1 sản phẩm có thể được bán trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm, do vậy tôi chọn bảng 1 là bảng Sản phẩm, bảng 2 là bảng Sale, do vậy trong Cardinality tôi chọn quan hệ One to Many từ bảng Sản phẩm tới bảng Sale.
Ngược lại nếu tôi chọn bảng 1 là Sale, bảng 2 là Sản phẩm, thì tôi chọn quan hệ Many to One.
Nếu bạn cố tính chọn là One to Many từ bảng Sale sang bảng Sản phẩm sai tính logic của dữ liệu, chương trình sẽ hiện cảnh báo như hình trên, thông báo rằng quan hệ ràng buộc bạn chọn không hợp lệ.
Lưu ý trong Cardinality có 3 loại quan hệ ràng buộc cho bạn lựa chọn: quan hệ One to many (1 – nhiều), quan hệ One to One (1-1) và Many to One (nhiều-1), tùy từng trường hợp bạn phân tích và chọn loại quan hệ ràng buộc thích hợp cho bảng dữ liệu của mình.
Sau khi tạo quan hệ ràng buộc giữa 2 bảng thành công, chương trình sẽ thể hiện như trên.
Như vậy tôi đã hướng dẫn hoàn tất phần tạo quan hệ ràng buộc giữa 2 bảng dữ liệu. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn trong bài kế tiếp.
Pingback:HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀM RELATED TRONG POWER BI DAX – Power BI Vietnam Community