Giao diện làm việc của Power BI Desktop
Chào các bạn, trước khi muốn bắt tay vào sử dụng Power BI Desktop, chúng ta cần nắm sơ lược giao diện của Power BI, vị trí và các ứng dụng của từng phần trên giao diện, và đây là phần hướng dẫn của tôi trong bài này:
Giao diện của Power BI gồm 4 phần chính:
Phần 1: Tab làm việc gồm File, Home, View Modeling và Help: chứa đựng tất cả các chức năng phổ biến nhất của chương trình mà bạn sẽ thường xuyên dùng đến.
Phần 2: Cửa sổ Fields và Visualizations: Fields chứa danh sách của tất cả các bảng dữ liệu bạn đã load lên để xây dựng biểu đồ. Visualizations: chứa tất cả các kiểu biểu đồ. Phần này nằm bên phải của giao diện Power BI.
Phần 3: Lựa chọn giao diện làm việc (Quicklaunch), phần này nằm bên trái của giao diện Power BI và gồm 3 loại:
– Report: dùng để xem và cho bạn xây dựng biểu đồ.
– Data: dùng để xem thông tin chi tiết bảng dữ liệu (bao gồm các cột, dòng thông tin).
– Relationships: quản lý quan hệ ràng buộc giữa các bảng.
Các bạn xem hình ảnh của 3 loại giao diện này nhé!
Trên đây chính là giao diện báo cáo. Khi bạn rê chuột vào biểu tượng bạn sẽ thấy hiện chữ Report như trên.
Tiếp theo là giao diện Data. Khi bạn rê chuột vào biểu tượng bạn sẽ thấy hiện chữ Data như trên. Như các bạn thấy hiện tại tôi đang chọn bảng Sale Datamaker, toàn bộ thông tin dữ liệu của bảng này đã hiện ra khi tôi click chọn xem giao diện Data.
Sau cùng là giao diện Relationships giữa các bảng. Khi tôi muốn biết giữa bảng San Pham và bảng Sale Datamaker là quan hệ gì thì tôi click chọn biểu tượng bên góc trái của màn hình, dưới biểu tượng Data, tôi sẽ thấy quan hệ giữa 2 bảng mình cần xem là quan hệ 1 – nhiều (One to Many).
Phần 4: là vùng nằm chính giữa giao diện Power BI, là nơi để bạn thiết kế các loại biểu đồ bạn cần.
Và phần hướng dẫn của tôi trong bài này đã hoàn tất, mong rằng các bạn có thể nắm sơ lược từng phần để dễ thao tác khi làm việc trên Power BI Desktop nhé! Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại trong bài sau.