[DAX] Cách dùng MTD, QTD, YTD trong POWER BI DAX
Chào các bạn, trong bài viết hôm nay dataMAKER sẽ giới thiệu cho các bạn về các hàm DAX thật sự hữu ích, chúng giúp ích rất nhiều cho các bạn làm trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt là kế toán kho, để kiểm soát hàng trong kho, số lượng đã xuất kho và số lượng hàng tồn kho. Vậy đó làm các hàm nào? Và cách sử dụng chúng như thế nào? Các bạn hãy cùng dataMAKER tìm hiểu nhé!
Các hàm mà dataMAKER muốn nhắc đến ở đây đó là hàm MTD, QTD, YTD tính tổng tích lũy giá trị theo tháng, quý, năm. Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm và cấu trúc của hàm các hàm này nhé.
MTD() là gì?
MTD là viết tắt của “Month to Date”. Đó là khoảng thời gian từ tháng bắt đầu từ tháng hiện tại cho đến nay. Nhưng chưa bao gồm này hôm nay vì nó có thể chưa hoàn tất. Ví dụ: nếu hôm nay là ngày 15 của tháng và sếp của bạn yêu cầu bạn cung cấp số liệu bán hàng trong tháng, bạn sẽ muốn thêm doanh số bán hàng của mình từ ngày 1 đến ngày 14 (vì ngày 15 chưa hoàn thành )
Cấu trúc của hàm:
TOTALMTD(<expression>,<dates>[,<filter>])
QTD() là gì?
QTD là viết tắt của “Quarter to date”. Nó được sử dụng giống hệt như MTD, ngoại trừ việc bạn đang xem xét khoảng thời gian từ đầu quý này đến nay. Tuy nhiên hãy chú ý đến hãy chú ý đến lịch hoặc quý tài chính mà bạn đang sử dụng.
Cấu trúc của hàm:
TOTALQTD(<expression>,<dates>[,<filter>])
YTD() là gì?
YTD là viết tắt của “year to date” từ đầu năm cho đến hiện tại, nhưng không bao gồm ngày hôm nay. Một lần nữa, hãy đảm bảo rằng bạn biết liệu công ty của bạn hoạt động theo năm dương lịch hay năm tài chính, vì thời gian sau có thể không bắt đầu vào ngày 1 tháng 1.
Cấu trúc của hàm:
TOTALYTD(<expression>,<dates>[,<filter>][,<year_end_date>])
Các bạn hãy cùng dataMAKER thực hành trên ví dụ cụ thể bên dưới để hiểu rõ hơn nhé:
Đầu tiên, dataMAKER có bảng dữ liệu số lượng bán hàng theo từng ngày như sau:
dataMAKER cũng sẽ tạo thêm một bảng ngày. Bảng ngày bắt đầu từ 1/1/2019 và kết thúc vào 31/12/2020.
Việc tiếp theo là các bạn hãy thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng này với nhau dựa vào cột Date.
Sau khi thiết lập mối liên quan hệ giữa hai bảng, giờ là lúc các bạn thực hiện tính MTD, QTD, YTD của số lượng hàng bán
Tính MTD()
Để tính MTD dataMAKER sẽ tạo một cột mới và sử dụng biểu thức DAX như bên dưới:
MTD = TOTALMTD(SUM(‘Sales'[Amount]), ‘Calendar'[Date])
Kết quả tính MTD()
Tính QTD()
Bây giờ hãy tạo cột mới và sử dụng biểu thức DAX bên dưới để tính QTD
QTD = TOTALQTD(SUM(‘Sales'[Amount]), ‘Calendar'[Date])
Kết quả tính QTD()
Tính YTD()
Thêm cột và sử dụng biểu thức DAX bên dưới để tính YTD:
YTD = TOTALYTD(SUM(‘Sales'[Amount]), ‘Calendar'[Date])
Kết quả tính YTD()
Như vậy, dataMAKER đã giới thiệu thêm cho các bạn về các hàm MTD, QTD, YTD trong POWER BI. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, và hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của dataMAKER nhé!
Have fun,